Xu hướng ngành nghề phát triển và nhu cầu nguồn nhân lực

Kinh tế tăng trưởng tích cực cùng các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển doanh nghiệp… là những yếu tố quan trọng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

Nhu cầu lớn 

Theo tính toán, trong giai đoạn 2017 – 2020, mỗi năm Thành phố Vũng Tàu có khoảng 270.000 – 280.000 cơ hội việc làm, trong đó khoảng 130.000 chỗ làm việc mới. Phân theo lĩnh vực, dịch vụ chiếm khoảng 67%, công nghiệp – xây dựng chiếm 31% tổng nhu cầu lao động toàn thành phố.

Nhu cầu lao động ở lĩnh vực dịch vụ chiếm ưu thế xuất phát từ yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ của thành phố trong những năm tới.

Mặt khác, nhu cầu sử dụng dịch vụ, tiêu dùng của người dân ngày càng tăng cao cũng góp phần tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

Chỉ tính riêng 9 ngành dịch vụ được thành phố ưu tiên phát triển, gồm: tài chính – ngân hàng, thương mại, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, du lịch, y tế, kinh doanh bất động sản, dịch vụ kho bãi – vận tải, bưu chính – viễn thông – công nghệ thông tin cần hơn 113.000 lao động mỗi năm.

Những nhóm ngành trọng tâm phát triển, có nhu cầu nhân lực lớn

Trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: Điện tử và viễn thông, Công nghiệp chế biến chế tạo, Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo.

Trong đó tập trung phát triển các ngành trọng điểm bao gồm: ngành điện tử, ngành công nghệ thông tin, ngành cơ khí-luyện kim, ngành dầu khí,…Đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao như kỹ sư cơ khí, kỹ sư công nghệ thông tin…

Trong đó nhu cầu tuyển dụng nhân lực có trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ cao nhất 33%, sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật chiếm 18%, trình độ cao đẳng chiếm 15%, trình độ đại học chiếm 17%, trên đại học chiếm 2%. Như vậy nhu cầu tuyển dụng nhân lực qua đào tạo của các doanh nghiệp là khá cao.

Trong tổng nhu cầu nhân lực qua đào tạo, nhóm ngành nghề kỹ thuật – công nghệ chiếm tỷ trọng 35%, nhóm ngành Kinh tế – Tài chính – Ngân hàng – Pháp luật – Hành chính chiếm tỷ trọng 33%, nhóm ngành khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng 7%, các nhóm ngành khác chiếm tỷ trọng 3-5%.6

Theo số liệu đưa ra, có thể thấy, thị trường lao động Tp. Vũng Tàu trong những năm tới đòi hỏi nguồn nhân lực khá cao. Đây là cơ hội mở cho thị trường lao động nói chung và các nhóm ngành trọng tâm phát triển nói riêng.